Doping là gì? Tại sao cần kiểm tra doping trong bóng đá

Doping là gì? Các chất nào được coi là doping? Sử dụng chất này tại sao lại bị cấm?… Đây là những thắc mắc rất lớn khi tìm hiểu về doping, đặc biệt là đối với bóng đá. Vậy, doping cụ thể là gì, nó có tác hại gì tới sức khỏe của những cầu thủ và pháp luật đã quy định về việc xử phạt nếu có sử dụng doping như thế nào? Cùng keobongda24h.net tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Doping là gì?

Doping là gì?

Doping hiện là một từ được sử dụng rất nhiều trong những lĩnh vực có sự thi đấu, tranh tài, đặc biệt bị cấm sử dụng đối với những cầu thủ trong bóng đá. Dù đang thi đấu trong bộ môn nào thì những vận động viên đều bị xử phạt nếu bị phát hiện sử dụng doping khi thi đấu. Vậy cụ thể thì doping là gì?

Thông thường, doping sẽ được hiểu là tên gọi chung của hành vi trái luật và bất hợp pháp khi sử dụng những chất cấm, chất tăng cường và nâng cao hiệu quả hoặc phương pháp tập luyện bị cấm trong quá trình tập luyện và thi đấu. Sử dụng doping sẽ làm vận động viên gian lận thành tích, tổn hại về tinh thần, sức khỏe, tâm lý và cả đạo đức của vận động viên đó.

Dưới góc độ về pháp lý, việc cấm sử dụng doping trong thể thao đã được quy định rõ ràng như sau:

Một là, tại khoản 2 Điều 10 Luật Thể dục, thể thao năm 2006:

Sử dụng chất kích thích hoặc phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.

=> Theo đó, việc sử dụng chất kích thích, hoặc phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao sẽ là hành vi bị cấm cụ thể hơn là việc sử dụng doping.

sử dụng doping

Hai là, Bộ luật Phòng chống doping thế giới đã được ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định về việc cấm sử dụng doping trong và ngoài thể thao.

Vì thế, hầu hết những tổ chức thể thao quốc tế sẽ cấm các vận động viên sử dụng doping trong thi đấu và có nhiều biện pháp nghiêm khắc để hạn chế và loại bỏ hành vi này. Có thể kể đến một số tổ chức thể thao đã cấm tuyệt đối vận động viên không được sử dụng doping như Ủy ban Olympics quốc tế, FIFA,…

Hiện nay, WADA – Cơ quan phòng chống doping của thế giới đã thành lập ra tổ chức kiểm tra quốc tế (ITA) nhằm kiểm tra, giám sát, xử lý việc sử dụng doping của những vận động viên thể thao. Ngoài cơ quan này ra, tổ chức phòng chống doping của các quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế của bộ môn mà vận động viên đang tiến hành tập luyện và thi đấu cũng là những tổ chức có quyền tiến hành kiểm tra, xử lý những trường hợp sử dụng doping.

Theo đó, việc sử dụng doping có thể được biểu hiện rõ thông qua những dạng sau:

  • Doping máu: Sử dụng những chất cấm/chất kích thích nhằm tăng cường vận chuyển oxy qua các tế bào hồng cầu (VD: Như việc sử dụng những hoóc-môn sản xuất hồng cầu như erythropoietin…);
  • Doping cơ: Sử dụng những chất cấm/kích thích sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ do sản sinh những hoóc-môn androgen từ steroid đồng hóa (những steroid đồng hóa là các dẫn xuất tổng hợp của testosteron và có những tính chất giống như testosterone);
  • Doping thần kinh: Tác dụng của việc doping thần kinh đó là ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới các hệ thần kinh, kích thích sự hoạt động của cơ thể từ việc sử dụng những chất kích thích thần kinh như amphetamin, cocain…;
  • Doping bằng các phương pháp tập luyện bị cấm: Vận động viên sử dụng những phương pháp tập luyện này sẽ bị cấm trong thể thao nhằm thay đổi thành tích, khả năng…của mình.

Như vậy, doping được hiểu một cách đơn giản là việc sử dụng những chất, hợp chất bị cấm hoặc những phương pháp bị cấm ở trong tập luyện, thi đấu thể thao theo những quy định đã được nêu rõ.

Kiểm tra doping trong bóng đá là gì? Bằng cách nào?

Kiểm tra doping trong bóng đá là gì? Bằng cách nào?

>> Kèo 0.5 1 là gì? Bí kíp soi kèo chấp 0.5 1 thắng lớn

>> Soi kèo dự đoán tỷ số bóng đá chính xác, nhanh chóng

>> Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật sút bóng mạnh, chính xác

Chính từ định nghĩa doping là gì, có thể suy ra được một phần nào đó về việc phải cấm doping và một trong những cách để phát hiện vận động viên sử dụng doping đó là kiểm tra.

Mặt khác, để đảm bảo những nguyên tắc công bằng, lành mạnh trong và ngoài thể thao, những đơn vị quản lý cũng như các tổ chức thể thao phải thực hiện những biện pháp nhằm kiểm soát, xử lý những trường hợp các vận động viên sử dụng doping theo một trình tự nhất định.

Kiểm tra doping là gì?

Kiểm tra doping là việc tổ chức kiểm tra quốc tế do cơ quan chống doping quốc tế thành lập, tổ chức phòng chống doping của các quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế của bộ môn mà những vận động viên đang tập luyện, kiểm tra việc những vận động viên đang tập luyện và tham gia có sử dụng doping hay không.

Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành một cách đột xuất, cũng có khi là theo kế hoạch hoặc những sự kiện cụ thể. Tại Việt Nam, những tổ chức kiểm tra doping sẽ gồm có: Tổ chức kiểm tra quốc tế tại Việt Nam, Tổng cục thể dục thể thao (Trung tâm doping và y học thể thao thuộc Tổng cục thể dục thể thao), liên đoàn thể thao quốc gia.

Việc kiểm tra doping thường thông qua hai hình thức:

– Kiểm tra trong quá trình diễn ra giải đấu: Hình thức này sẽ được thực hiện từ 23h59p trước ngày vận động viên thi đấu cho đến hết mùa giải.

– Kiểm tra ngoài thi đấu: Kiểm tra đột xuất các vận động viên trong quá trình ngoài thi đấu. Thường thì vận động viên sẽ phải đăng ký, khai báo một bản khai báo chi tiết về quá trình tập luyện, nơi tập luyện cho cơ quan quản lý. Căn cứ vào những thông tin đó, tổ chức kiểm tra doping sẽ thực hiện những cuộc kiểm tra đột xuất hoặc theo đề xuất từ vận động viên.

Kiểm tra doping cầu thủ là gì?

Kiểm tra doping cầu thủ là gì?

Theo thông tin chính thống từ trang chủ của Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam, kiểm tra doping đối với mỗi cầu thủ sẽ là bắt buộc. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện thông qua việc kiểm tra lấy mẫu nước tiểu hoặc kiểm tra mẫu máu để tìm ra được những chất cấm trong cơ thể vận động viên (trong đó, kiểm tra mẫu máu chỉ có mục đích hỗ trợ việc kiểm tra còn kiểm tra mẫu nước tiểu mới là phương pháp chủ yếu được thực hiện).

Quy trình kiểm tra doping được thực hiện qua ba bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn vận động viên để tiến hành kiểm tra

– Cách để lựa chọn vận động viên kiểm tra doping trong khi thi đấu: Tổ chức kiểm tra doping sẽ dựa trên nguyên tắc bốc thăm (từ người thứ nhất đến người thứ tám dành được thành tích tốt nhất) hoặc chọn một số vận động viên trong, trong môn thi đấu/giải đấu có xác lập kỷ lục mới thì vận động viên trong mọi cấp độ giải đấu có kỷ lục mới đều phải kiểm tra doping, hoặc những vận động viên nổi tiếng sẽ bị kiểm tra doping ngẫu nhiên.

– Đối với ngoài thi đấu: Vận động viên sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra

Đây là quy trình kiểm tra rất tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm khắc và đảm bảo đúng thao tác để có được những mẫu kiểm tra chuẩn. Có thể liệt kê những bước cơ bản để thực hiện việc lấy mẫu để kiểm tra như sau:

+ Nhân viên sẽ tiến hành đưa giấy thông báo cho vận động viên được chọn để đi kiểm tra.

+ Vận động viên sẽ ký tên trên giấy thông báo và mang theo giấy thông báo đó đến trung tâm kiểm tra doping.

+ Vận động viên sẽ có một nhân viên đi kèm trong suốt quá trình từ khi tiếp nhận thông báo cho đến khi lấy mẫu xong.

+ Việc lấy mẫu của những vận động viên sẽ phải được thực hiện trước mặt nhân viên và chỉ những mẫu đủ tiêu chuẩn mới có thể được tiếp nhận xét nghiệm. Vận động viên phải tiếp tục cung cấp mẫu khác nếu không đủ tiêu chuẩn.

Bước 3: Phân tích kết quả từ mẫu đã lấy

Thông qua hệ thống máy móc, sự phân tích, đọc kết quả từ cán bộ có chuyên môn sẽ gửi kết quả trực tiếp đến các vận động viên.

Nếu phát hiện có sử dụng doping, vận động viên hoặc đội tuyển đó sẽ bị xử lý theo những quy định trọng luật doping.

Những hình thức xử lý vận động viên sử dụng doping là gì?

Những hình thức xử lý vận động viên sử dụng doping là gì?

Sau khi đã có được kết quả kiểm tra doping, tùy thuộc vào từng mức độ vi phạm, chất sử dụng và nồng độ…cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý vận động viên vi phạm, đội có vận động viên vi phạm,.. Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL hướng dẫn việc xử lý hành vi phạm trong trường hợp vận động viên sử dụng doping.

Theo đó, các hình thức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Phòng chống doping thế giới, VD cụ như sau:

  • Truất quyền thi đấu đối với vận động viên đó.
  • Cấm thi đấu.
  • Hủy bỏ những thành tích thi đấu.
  • Phạt tiền.
  • Những hình thức theo quy định.

Vận động viên bị xử phạt, đoàn/liên đoàn thể thao sẽ có quyền khiếu nại về việc xử phạt của các tổ chức tiến hành xử phạt vi phạm.

Như vậy, việc xử lý về vi phạm khi sử dụng doping của các vận động viên sẽ phụ thuộc vào loại doping mà vận động viên đó sử dụng, mức độ/nồng độ ra sao, nhiều vận động viên có thể sẽ bị tước quyền thi đấu hoặc tước bỏ những thành tích thi đấu khi phát hiện ra việc sử dụng doping.

Kết luận

Thông qua bài viết của chúng tôi về doping là gì? Những hình thức xử phạt khi sử dụng doping, chắc hẳn các bạn đã biết được tác hại và những hành vi sẽ phải chịu khi bị phát hiện sử dụng chất này rồi đúng không nào. Rất mong qua những thông tin về chúng tôi cũng cấp sẽ giúp ích được cho các bạn.

https://xsmnthu2.net/ https://xsmnthu3.net/ https://xsmnthu4.net/ https://xsmnthu5.net/ https://xsmnthu6.net/ https://xsmnthu7.net/ https://xsmnchunhat.com/ https://xsmbthu2.org/ https://xsmbthu4.net/ https://xsmbthu5.net/ https://xsmbthu6.net/ https://xsmbthu7.net/ https://xsmbchunhat.com/ https://xsmtthu2.com/ https://xsmtthu3.com/ https://xsmtthu4.com/ https://xsmtthu5.com/ https://xsmtthu6.com/ https://xsmtthu7.com/ https://xsmtchunhat.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://pubphim.com/">https://pubphim.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://danhbac.net/">https://danhbac.net/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://tipcacuoc.net/">https://tipcacuoc.net/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://datcuoc.org/">https://datcuoc.org/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://naptien.info/">https://naptien.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://songbac.info/">https://songbac.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://xingau.info/">https://xingau.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://chiabai.info/">https://chiabai.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://bancuoc.com/">https://bancuoc.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://cuoclon.com/">https://cuoclon.com/